RSS

Bữa Tiệc Đêm Trong Nhà Vệ Sinh

Chị là Oshin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn..
Hôm ấy, chủ nhà có lễ lớn, mời rất nhiều bạn bè quan khách đến dự tiệc đêm. Ông chủ bảo : Hôm nay việc nhiều, chị có thể về muộn hơn không? Thưa được ạ, có điều đứa con trai nhỏ quá, ở nhà tối một mình lâu sẽ sợ hãi. Ông chủ ân cần: Vậy chị hãy mang cháu đến cùng nhé.Chị mang theo con trai đến. Đi đường nói với nó rằng : Mẹ sẽ cho con đi dự tiệc đêm. Thằng bé rất háo hức. Nó đâu biết là mẹ làm Oshin là như thế nào kia chứ! Vả lại, chị cũng không muốn cho trí tuệ non nớt của nó phải sớm hiểu sự khác biệt giữa người giàu kẻ nghèo. Chị âm thầm mua 2 chiếc xúc xích.Khách khứa đến mỗi lúc mỗi đông. Ai cũng lịch sự. Ngôi nhà rộng và tráng lệ… Nhiều người tham quan, đi lại, trò chuyện. Chị rất bận không thường xuyên để mắt được đến đứa con nhếch nhác của mình. Chị sợ hình ảnh nó làm hỏng buổi lễ của mọi người. Cuối cùng chị cũng tìm ra được cách : đưa nó vào ngồi trong phòng vệ sinh của chủ… đó có vẻ như là nơi yên tĩnh và không ai dùng tới trong buổi tiệc đêm nay.Đặt 2 miếng xúc xích vừa mua để vào chiếc đĩa sứ, chị cố lấy giọng vui vẻ nói với Con : Đây là phòng dành riêng cho con đấy, nào tiệc đêm bắt đầu! Chị dặn con cứ ngồi yên trong đó đợi chị đón về. Thằng bé nhìn “căn phòng dành cho nó” thật sạch sẽ thơm tho, đẹp đẽ quá mức mà chưa từng được biết. Nó thích thú vô cùng, ngồi xuống sàn, bắt đầu ăn xúc xích được đặt trên bàn đá có gương, và âm ư hát… tự mừng cho mình. 

Tiệc đêm bắt đầu. Người chủ nhà nhớ đến con trai chị, gặp chị đang trong bếp hỏi. Chị trả lời ấp úng: Không biết nó đã chạy đi đằng nào… Ông chủ nhìn chị làm thuê như có vẻ giấu diếm khó nói. Ông lặng lẽ đi tìm… Qua phòng vệ sinh thấy tiếng trẻ con hát vọng ra, ông mở cửa, ngây người: Cháu nấp ở đây làm gì ? Cháu biết đây là chỗ nào không ? Thằng bé hồ hởi : Đây là phòng ông chủ nhà dành riêng cho cháu dự tiệc đêm, mẹ cháu bảo thế, nhưng cháu muốn có ai cùng với cháu ngồi đây cùng ăn cơ!

Ông chủ nhà thấy sống mũi mình cay xè, cố kìm nước mắt chảy ra, ông đã rõ tất cả, nhẹ nhàng ngồi xuống nói ấm áp: Con hãy đợi ta nhé. Rồi ông quay lại bàn tiệc nói với mọi người hãy tự nhiên vui vẻ, còn ông sẽ bận tiếp một người khác đặc biệt của buổi tối hôm nay. Ông để một chút thức ăn trên cái đĩa to, và mang xuống phòng vệ sinh. Ông gõ cửa phòng lịch sự… Thằng bé mở cửa… Ông bước vào: Nào chúng ta cùng ăn tiệc trong căn phòng tuyệt vời này nhé.

Thằng bé vui sướng lắm. Hai người ngồi xuống sàn vừa ăn ngon lành vừa chuyện trò rả rích, lại còn cùng nhau nghêu ngao hát nữa chứ… Mọi người cũng đã biết. Liên tục có khách đến ân cần gõ cửa phòng vệ sinh, chào hỏi hai người rất lịch sự và chúc họ ngon miệng, thậm chí nhiều người cùng ngồi xuống sàn hát những bài hát vui của trẻ nhỏ… Tất cả đều thật chân thành, ấm áp!

Nhiều năm tháng qua đi… Cậu bé đã rất thành đạt, trở nên giàu có, vươn lên tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng không bao giờ quên giúp đỡ những người nghèo khó chăm chỉ. Một điều quan trọng đã hình thành trong nhân cách của anh: Ông chủ nhà năm xưa đã vô cùng nhân ái và cẩn trọng bảo vệ tình cảm và sự tự tôn của một đứa bé 5 tuổi như thế nào…

 

Luôn Chờ Em Cúp Máy Trước

Ngày ấy, khi cô gái và chàng trai đang yêu nhau thắm thiết. Mỗi lần gọi điện thoại, hai người chuyện trò tưởng chừng không bao giờ dứt. Cuối cuộc gọi, luôn là cô gái gác máy trước, sau khi đã cố nấn ná, không muốn nói lời tạm biệt, chàng trai lại từ từ cảm nhận hơi ấm còn vương lại của giọng nói trong không trung, và một nỗi buồn man mác, vấn vương, lưu luyến.

Sau đó, hai người chia tay. Cô gái nhanh chóng có người yêu mới, một anh chàng đẹp trai, hào nhoáng. Cô gái thấy rất mãn nguyện, và cũng rất đắc ý. Nhưng rồi về sau, cô dần dần cảm thấy giữa hai người dường như thiêu thiếu một điều gì đó, sự bất an đó khiến cho cô thấy như có một sự mất mát mơ hồ. Là điều gì vậy nhỉ? Cô cũng không rõ nữa. Chỉ là khi hai người kết thúc cuộc gọi, cô gái cảm thấy khi mình chưa kịp nói xong một nửa câu “Hẹn gặp lại”, thì đầu dây bên kia đã vang lên tiếng “cạch” cúp máy. Mỗi lúc như vậy, cô luôn thấy cái âm thanh chói tai đó như đóng băng lại trong không trung, rồi xuyên vào trong màng nhĩ. Cô cảm thấy dường như người bạn trai mới giống như một cánh diều đứt dây, đôi tay yếu ớt của mình sẽ không thể níu giữ được sợi dây vô vọng đó.

Rồi cũng đến một ngày, hai người cãi nhau. Anh chàng đó chán nản, quay người bỏ đi. Cô gái không khóc, mà cảm thấy như là được giải thoát.

Một hôm, cô gái chợt nhớ đến người yêu đầu tiên, bỗng thấy bùi ngùi: Chàng “ngốc” đợi nghe cô nói xong câu “Tạm biệt”. Cảm xúc đó khiến cô nhấc máy. Giọng của chàng trai vẫn chân chất, bình thản như xưa. Cô gái thì chẳng thốt lên lời, luống cuống nói “Tạm biệt”

Lần này cô không gác máy, một xúc cảm khó gọi thành tên khiến cô im lặng lắng nghe sự tĩnh lặng của đầu dây bên kia.
Chẳng biết bao lâu sau đó, đầu dây bên kia vọng đến tiếng của chàng trai, “Sao em không cúp máy?” Tiếng của cô gái như khản lại, ” Tại sao lại muốn em cúp máy trước?”. “Quen rồi”. Chàng trai bình tĩnh nói, “Anh muốn em cúp máy trước, như vậy anh mới yên tâm”.

“Nhưng người cúp máy sau, thường cảm thấy nuối tiếc, như vừa để tuột mất một điều gì.” Cô gái hơi run run giọng. “Vì vậy, anh thà nhận sự mất mát đó, chỉ cần em vui là đủ.” Cô gái không kìm nổi mình, bật khóc, những giọt nước mắt nóng hổi thấm đẫm cả vùng kí ức tình yêu thuở nào. Cuối cùng, cô cũng hiểu ra rằng, người không đủ kiên nhẫn để nghe cô nói hết câu cuối cùng, không phải là người mà cả đời này cô mong đợi. Hoá ra, tình yêu đôi khi thật giản đơn, chỉ một chút đợi chờ, đã có thể nói lên tất cả.

Các bạn thấy thế nào khi đọc truyện này

 

Nhãn:

Lỗ Hỗng Thời Gian

Những năm gần đây, giới học giả chuyên nghiên cứu bí ẩn siêu nhiên ở châu Âu
và Mỹ xôn xao bàn tán về các hiện tượng có liên quan đến “lỗ hổng thời gian” và
sự mất tích – tái hiện một cách thần bí. Người ta cố gắng vận dụng mọi kiến thức
để giải thích được những hiện tượng này.Ngày 14/4/1912, con tàu thủy siêu cấp
Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn do va phải băng, khiến 1.500 người
mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây
Dương, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu
Titanic gần 80 năm về trước.

Sự trở về của Wenni Kate

Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển bắc Đại Tây Dương.
Thuyền trưởng Karl đột nhiên phát hiện một bóng người từ vách núi. Qua kính viễn
vọng, ông nhìn rõ một phụ nữ đang dùng tay ra hiệu cấp cứu. Người phụ nữ này mặc
trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm
cập. Khi được cứu lên tàu, trả lời câu hỏi của thủy thủ, cô nói: “Tôi tên là
Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, một con
sóng lớn đánh giạt tôi lên núi băng này, thật may mắn là các ngài đã kịp cứu
giúp”. Nghe câu trả lời đó, mọi người đều cảm thấy hết sức kỳ lạ, không hiểu
chuyện gì đã xảy ra và họ nghĩ rằng có lẽ do sốt cao, cô gái này đã nói
nhảm.

Kate được đưa đến bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng
ngại ngoài việc cô quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu
hiệu rối loạn.

Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi. Vậy là nảy sinh
một vấn đề khó tin đến kinh người: Chẳng lẽ Kate từ năm 1912 đến nay, trải qua
gần 80 năm mà không hề già đi chút nào? Thẩm tra, đối chiếu với bản danh sách
hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với
những gì Kate đang nói. Trong khi mọi người đang tranh luận thì sự việc thứ hai
xảy ra.

Sự trở về của thuyền trưởng Smith

Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương trong khi khảo sát tại khu
vực phía tây nam cách một núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km đã phát hiện
và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi. Lúc đó người đàn ông này đang ngồi bình
thản bên rìa nước. Ông ta mặc bộ quần áo màu trắng, khá gọn gàng, rít sâu điếu
thuốc và rút điếu thứ hai, mắt nhìn về phía biển khơi, mặt lộ vẻ dạn dày sương
gió. Không ai có thể nghĩ rằng đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của
con tàu Titanic.

Nhà hải dương học nổi tiếng, tiến sĩ Marwen Iderlan, sau khi cứu được Smith
đã phát biểu trước báo chí rằng không thể có sự việc nào đáng kinh ngạc hơn.
Người đàn ông này không thể là tên lừa đảo, ông ta đích thực là thuyền trưởng
của con tàu Titanic, người cuối cùng cùng với con tàu chìm xuống biển. Khó tin
hơn nữa là Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già
60. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912.

Sau khi được cứu, ông được đưa đến Viện tâm thần Oslo (Nauy) để chữa trị. Nhà
tâm lý học Jale Halant đã tiến hành hàng loạt thử nghiệm và kết quả là Smith
hoàn toàn bình thường. Ngày 18/9/1991, trong một đoạn tin vắn, Halant khẳng định
người được cứu đích xác là thuyền trưởng Smith vì ngay việc đối chiếu vân tay
cũng đã cho thấy điều đó.

Sự việc cần được giải thích rõ ràng. Một số cơ quan hải dương Âu – Mỹ cho
rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích –
tái hiện xuyên thời gian”. Theo đó, một số chuyên gia phán đoán có khả năng trên
biển vẫn còn một số hành khách Titanic sống sót đang chờ được cứu giúp, vì trong
lịch sử cũng đã có không ít trường hợp mất tích – tái hiện một cách thần bí.

Sự mất tích của 25 lính hải quân Mỹ

Theo hồ sơ của Bộ Hải quân Mỹ, trong chiến dịch Thái Bình Dương thời kỳ chiến
tranh thế giới thứ 2, chiến hạm Indiana Bolis của Mỹ bị tàu ngầm của Nhật đánh
chìm. Lúc đó, hải quân Mỹ đã thu được tín hiệu cấp cứu của 25 binh lính và sĩ
quan rời khỏi chiến hạm bằng thuyền cứu hộ. Nhưng sau nhiều lần tìm kiếm, 25
quân nhân kia vẫn bặt vô âm tín. Cuối cùng, nhà chức trách đành phải tuyên bố họ
đã mất tích. Nhưng một ngày tháng 7/1991, một đội thuyền đánh cá của Philippines
trên hải phận Sibis, phía nam quần đảo Philippines, đột nhiên phát hiện một
chiếc thuyền cứu sinh, trên thuyền có 25 binh lính đang trong tâm trạng hoảng
loạn, dù cơ thể vẫn còn cường tráng.

Phát hiện này làm cho các nhà chức trách Mỹ vô cùng kinh ngạc. Điều khó hiểu
hơn cả là chiến hạm Indiana Bolis bị đánh chìm từ năm 1945 và mãi 46 năm sau
người ta mới thấy họ. Nhưng họ không hề thay đổi so với trước kia, thậm chí cả
râu, tóc… cũng không dài thêm chút nào. 25 người một mực khẳng định họ chỉ lênh
đênh trên biển một ngày đêm. 46 năm tương đương với một ngày, điều gì đã xảy ra?
Nhà thiên văn học, tiến sĩ Semesijians cho rằng, có khả năng họ đã bị rơi vào
“lỗ hổng của thời gian”, mấy chục năm sau mới xuất hiện trở lại và hoàn toàn
không biết mình đang ở thời điểm nào.

Bí mật vẫn còn là bí mật!

 

Nhãn: